26 Điều kiêng kỵ trong tâm linh khi du lịch núi rừng

1. Cả ngày lẫn đêm, bạn không nên nói những từ như quỷ này, quỷ nọ, thằng quỷ, đồ quỷ. Vì có thể họ đang xem là bạn đang gọi họ, nếu thật thì rắc rối cho bạn!



2. Người xưa thường bảo nếu làm được thì mới nói, nếu thờ trúng giờ linh thì nguy cho bạn ấy. Vì vậy không nên thề thốt, hứa hẹn bất cứ điều gì.



3. Không nên la ó, hú hét, tru tréo. Có thể vô tình mà bạn gọi những thế lực không mong muốn đến đấy.


4. Trước ngày đi rừng nên ăn lạc, không sát sinh.


5. Hạn chế bắn giết những con vật trong rừng, cũng như tùy ý chặt bứng cây rừng, bụi rậm.

điều kiêng kỵ trong tâm linh khi du lịch núi rừng

Hình 1: Tránh được vẫn nên tránh


6. Không nên nói những điều như tôi muốn ở lại đây mãi mãi, tôi không muốn về, tôi muốn chết...


7. Ban đêm trong rừng không nên ca hát, thổi sáo, than khóc, hay những bài sầu thảm.


8. Trước khi ăn uống, nên mời những người khuất mặt, dù thức ăn có thể hơi nguội. (có thể để riêng một phần để mời)



9. Có thể cắm nhang khói, đồ cúng, nhưng đừng nên cắm quá gần chỗ hạ trại. Khi khấn vái, không nên nói tên tuổi, hay xin xỏ, hứa hẹn gì. Nếu không cần thiết, không nên dùng đồ đã cúng.



10. Trong rừng không nên đại tiện, tiểu tiện bừa bãi, đặt biệt là những cây lớn, gò đất, gần miếu hoang, nhà hoang. Nếu không ngại thì đi vào bịch hoặc giấy cũng được. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng >>> Ban cũng nên trông xung quanh khi đại tiểu tiện nhé!





Những điều kiêng ky trong tâm linh khi du lịch rừng núi

Hinh 2: Những điều kiêng ky trong tâm linh khi du lịch rừng núi

11. Vào rừng không nên có những hành động dọa ma, nhát quỷ. Không nên tự xưng thánh thần đem ra đùa giỡn. Ví dụ ta là chúa sơn lâm, ta là ma đây, hay ta là cop.



12. Không nên quan hệ tình dục và thụ thai trong rừng.


13. Không để lại quần áo, dày dép, vật dụng thường ngày mang trên người ở lại trong rừng.


14. Không đem những thứ lâm sản lạ, đồ vật lạ trong rừng về để kỷ niệm.


15. Có thể dẫn theo chó, nhưng không nên mang theo mèo vào rừng.


16. Không nên vừa nằm vừa ăn uống. Hoặc để đồ ăn thức uống sát dưới đất để dùng.


17. Những người nhẹ vía, hay gặp rắc rối về tâm linh, cũng không nên vào rừng núi.


18. Ngoài những người xăm bùa, hoặc mang bùa hộ mạng theo. Nếu là người không chuyên, bạn chỉ cần bỏ vài tép tỏi trong túi.



19. Không nên gõ chén, gõ xoong nồi khi ăn uống trong rừng. Không nên dùng những dụng cụ kim khí phát ra tiếng vang, tiếng leng keng khi vào rừng, như xích sắt, đồ chơi lúc lắc, chuông gió.



20. Hạn chế mặc cả quần trắng, áo trắng, hoặc 1 trong 2 thứ.


21. Khi dựng trại, không nên để những mối nối, miếng tôn dừng, hay dây kẽm sắt chằng buộc phát ra tiếng kêu khi có gió lùa.



22. Dựng trại, tránh để khi nằm đầu hướng núi, chân hướng biển, như khi chôn cất.


23. Lúc ngồi trong rừng, vào buổi chiều tối, không nên ngồi ở vị trí thấy bóng của mình ở phía trước.


24. Vào rừng núi phải xác định mình là "khách". Phải tôn trọng núi rừng. Đặc biệt là giờ Ngọ và sau 20h, không nên phát ra những âm thanh quá lớn, như mở loa kẹo kéo, nẹt pô xe địa hình...



25. Nếu ngủ qua đêm phải duy trì một nguồn ánh sáng vừa phải xung quanh trại. Không cần phải đốt lửa trại quá lớn. Có thể dùng đèn sạc, ánh sáng màu cam, treo cách xa chỗ mình ngủ một khoảng cách tương đối, không quá gần. Miễn sao đừng để chỗ mình ngủ qua đêm tối om om.




26. Cuối cùng là theo tôn giáo và quan niệm của bạn mà chọn ngày khởi hành. Ví dụ tránh tháng 7 Âm lịch...

Zuka

SEO

Post a Comment

Previous Post Next Post