Khám phá các món ăn sáng có nước dễ làm tại nhà

 Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất nhưng do nhiều lý do mà chúng ta thường bỏ qua bữa ăn này. Một vài người thường khá khó ăn bữa ăn này, cũng có nhiều người thường hay lựa chọn các món nước ăn sáng để có thể dễ nuốt hơn, nhất là vào những ngày hè nắng nóng. Phần này sẽ giới thiệu cho các bạn những loại đồ ăn sáng nước nhé.

1. Các món ăn sáng – Mì Quảng

Nhiều người trong chúng ta có thể đã thưởng thức qua món Mì Quảng ngon tiệt. Nhưng liệu các bạn đã biết cách chế biến nó như thế nào chưa. Cùng Du Thực tìm hiểu cách làm món này nhé

Mì Quảng một món ăn đặc trưng của miền Trung là Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng , Việt Nam. Sợi mì thường được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng. Sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm.

Nước dùng cho Mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tự nhiên và thịt heo tươi.

Hình 1: Món ăn đặc sản miền Trung – Mì Quảng

1.1. Nguyên liệu để dùng món Mì Quảng:

Miến dong: 2 con miến khoảng 200gr

+ Thịt gà ta: 500-700gr (Bạn chọn phần ức và đùi gà để lấy nhiều thịt);
+ Măng khô: 150gr;
+ Rau răm: 50gr;
+ Rau gia vị khác: hành hoa, hành tím, hành tây;
+ Gia vị cần có: Rượu gạo, muối, nước mắm, tiêu, mì chính, hạt nêm, dầu ăn…

1.2. Các bước làm miến gà

1.2.1. Sơ chế nguyên liệu

+ Thịt gà: Để khử sạch chà sát miếng thịt gà với rượu gạo rồi rửa sạch nhiều lần với nước lạnh. Cho thịt gà nồi luộc chín.

+ Măng khô: rửa nước trước để loại bỏ bụi bẩn, ngâm tiếp trong nước vo gạo trong vài tiếng đồng hồ rồi lấy ra rửa lại lần nữa với nước. Luộc măng trong 15-20 phút.

+ Hành, răm: Hành lá và rau răm bạn rửa sạch. Hành lá cắt rễ, thái nhỏ. Rau răm nhặt lấy lá, cũng cắt nhỏ. Hành tây: Bóc vỏ, rửa nước sạch rồi bổ hình múi cau.

+ Miến dong: Miến dong bạn ngâm trong nước đến khi sợi miền mềm thì rửa lại với nước và cắt thành các đoạn vừa ăn.


1.2.2. Tiến hành chế biến

+ Bắc nồi lên bếp, cho mỡ hoặc dầu ăn vào, chờ nóng thì bạn phi thơm hành khô, cho măng vào xào. Bạn nhớ đảo đều để măng không bị cháy khét.

+ Cho vào một muỗng hạt nêm để măng đậm đà rồi đổ nước dùng gà đã nấu vào. Nước sôi bạn hạ lửa nhỏ, nêm lại gia vị cho vừa ăn và hớt bọt thường xuyên.

+ Bạn bỏ miến vào tô, xếp thịt gà cùng hành lá lên trên. Khi nước dùng chín thì bạn tắt bếp, chan nước dùng cùng măng đậm đà lên trên và thưởng thức ngay khi còn nóng nhé.

2. Các món ăn sáng – Cháo lòng

Cháo lòng là món cháo được nấu theo phương thức nấu cháo thông thường, trong sự kết hợp với nước dùng ngọt làm từ xương lợn hay nước luộc lòng lợn, và nguyên liệu chính cho bát cháo không thể thiếu các món phủ tạng lợn luộc, dồi.

Cháo lòng tương đối phổ thông thậm chí khá bình dân trong ẩm thực Việt Nam, được bán rộng rãi tại các cửa hàng lòng lợn trong cả nước, tạo nên một bộ ba sản phẩm được ăn theo thứ tự trong bữa ăn là tiết canh, lòng lợn, cháo lòng.

Hình 2: Các món ăn sáng – Món ăn nóng ngon buổi sáng Cháo lòng

3. Các món ăn sáng – Cháo sườn quẩy

3.1. Nguyên liệu

+ Sườn thăn: 400g;
+ Bột gạo tẻ: 300g;
+ Quẩy chiên giòn;
+ Hành hoa.

Hình 3: Món ăn sáng ngon bổ dưỡng - Cháo sườn quẩy

3.2. Cách làm món Cháo sường quẩy

+ Bước 1: Bột gạo tẻ đem ngâm với khoảng 400 ml nước. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất. Ngâm bột gạo trong khoảng 30 phút.

+ Bước 2: Luộc qua sườn. Khi sườn vừa bắt đầu sôi thì đổ ra rổ, xả sạch dưới vòi nước mạnh. Cho sườn vào nồi, cho hạt nêm và gia vị vào, đảo đều rồi thêm nước ninh nhừ

+ Bước 3: Sau khi sườn nhừ, đổ phần bột gạo vào, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Đun cho đến khi hỗn hợp sôi trở lại thì tắt bếp. Để nguyên cháo trong nồi chừng 10 – 15 phút để bột gạo có thời gian nở.

+ Bước 4: Sau đó đun sôi trở lại, nếm lại xem cháo đã vừa miệng chưa. Sau đó múc cháo sườn ra bát, thêm quẩy cắt nhỏ lên trên và rắc chút hạt tiêu xay nếu muốn.

4. Bún riêu cua - món ăn sáng ngon lành

Bún riêu cua là món ăn dân dã, có vị chua thanh, ăn mùa hè rất mát nên được nhiều người ưa thích, kể cả khách du lịch nước ngoài. Có nhiều hàng bán bún riêu trên các đường phố từ Nam tới Bắc, mỗi nơi một hương vị riêng đọng lại từ cảm nhận của thực khách.

Có thể nói bún riêu cua là một món ăn mang đến nhiều dinh dưỡng. tuy bạn cần phải bỏ ít công sức ra để chế biến nhưng rất xứng đáng.

Hình 4: Các món ăn sáng – Bún riêu cua

5. Các món ăn sáng – Bún bò giò heo

5.1. Nguyên liệu

+ Bắp bò: 200gr;

+ 1 chiếc chân giò heo khoảng 400-500gr;

+ Giò lụa: 300gr;

+ Bún gạo: 1kg;

+ Hành tây: 1 củ;

+ Hành tím, tỏi, ớt, hành hoa, sả;

+ Rau sống ăn kèm: Xà lách, húng quế, ngò gai, bắp chuối thái mỏng, giá đỗ…


5.2. Cách làm món bún bò giò heo

5.2.1. Sơ chế nguyên liệu

+ Giò heo bạn rửa với nước, trụng sơ qua nước sôi cho sạch rồi chặt thành các miếng to. Bắp bò bạn cũng rửa sạch, trụng qua nước sôi rồi vớt ra để trong rổ cho ráo.

+ Sả bỏ bớt bẹ già, cắt khúc đầu, đập dập. Hành tím và tỏi lột bỏ vỏ, đập dập. Hành tây bóc vỏ, thái múi cau.

5.2.2. Tiến hành chế biến:

+ Công đoạn khó nhất là nấu nước lèo. Dùng 1,5 l nước lọc, nấu cùng chân giò heo, bắp bò, sả và hành tím đập dập. Nước sôi để nhỏ lửa liên tục vớt bọt để nước được trong. Khi các bắp bò mềm, bạn gắp bắp bò ra, còn chân giò vẫn tiếp tục ninh.

+ Dùng gói gia vị bún bò Huế được bày bán rất nhiều ở chợ và siêu thị. Cho 1 gói gia vị vào nồi nước ninh chân giò. Thêm hành tây đã cắt múi cau, đun thêm khoảng 7-10p rồi tắt bếp.

+ Giò lụa và bắp bò bạn cắt thành từng miếng vừa ăn. Bún trụng sơ với nước sôi rồi cho vào tô, thêm giò lụa, bắp bò và giò heo, chan thêm nước dùng. Khi ăn có kè theo rau sống.

6. Các món ăn sáng – Hủ tiếu thập cẩm

Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen.

Món ăn hủ tiếu thập cẩm bao gồm rất nhiều nguyên liệu: thịt, tôm, gan heo, trúng cút,… Với một tô hủ tiếu thập cẩm cho 1 buổi sáng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều dinh dưỡng cho một ngày làm việc.

Hình 6: Các món ăn sáng – Hủ tiếu thập cẩm

7. Các món ăn sáng – Hủ tiếu hải sản

7.1. Các Nguyên liệu để làm hủ tiếu hải sản

+ Tôm: 250g;

+ Mực: 300g;

+ Nước dừa tươi: 1 lít;

+ Tỏi, ớt, sa xay nhuyễn: mỗi loại 1 muỗng canh;

+ Hạt điều màu: 1 muỗng canh;

+ Hủ tiếu khô: 300g;

+ Lá thái khúc: 2 tép hành;

+ Gia vị: muối, đường phèn, bột nêm, nước mắm, tiêu…;

+ Rau sống (xà lách, bạc hà, vạn thọ, diếp cá, …tùy thích).

Hình 7: Các món ăn sáng – Hủ tiếu hải sản

7.2. Cách làm món hủ tiếu hải sản

7.2.1. Sơ chế nguyên liệu: 

Tôm cắt bỏ râu và chân, mực móc bỏ túi mực rồi rửa sạch, để ráo nước. Mực thái nhỏ (thái miếng rồi khứa ngang dọc hoặc thái khoanh tròn tùy thích).

7.2.2. Tiến hành chế biến

+ Ướp tôm, mực với tỏi, ớt, sả xay nhuyễn cùng với muối, đường, bột nêm, tiêu, nước mắm khoảng 20 phút cho tôm mực ngấm gia vị. Đặt nồi lên bếp phi thơm phần tỏi, ớt, sả xay nhuyễn còn lại. Cho tôm mực vào xào nhanh tay trên lửa lớn. Khi tôm mực săn lại thì cho nước dừa vào nấu trên lửa vừa.

+ Khi nồi tôm mực sôi bùng lên, nêm nếm gia vị vừa ăn thì cho nước điều màu vào và hánh lá thái khúc lên trên thì tắt bếp.

+ Nấu nồi nước sôi, cho hủ tiếu khô vào luộc sơ, khi cọng hủ tiếu trong thì vớt ra rổ rồi xối qua nước lạnh, để ráo. Tiếp đó, trộn vào hủ tiếu 1 ít đầu ăn để cọng dai, không bị dính vào nhau và bóng đẹp.

8. Các món ăn sáng – Miến gà măng mọc

Món miến gà măng tươi là một trong những gợi ý tuyệt vời cho cả nhà bạn với cách làm nhanh chóng cùng nguyên liệu đơn giản. Miến gà măng mọc có vị ngọt thanh của nước gà hầm, vị giòn giòn của mọc và hương măng ninh thơm lừng đánh thức vị giác.


Hình 8: Các món ăn sáng – Miến gà măng mọc

9. Các món ăn sáng – Phở bò

9.1. Nguyên liệu

+ Xương ống bò: 2kg

+ Bò phi lê: 1,2kg

+ Bò bắp: 0,7kg

+ Bánh phở: 1kg

+ Hành tây, sả cây, hành tím, gừng.

+ Thảo mộc nấu nước dùng: quế khô, thảo quả, vỏ quýt, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò

+ Gia vị nấu phở bò: muối, nước mắm, hạt nêm, đường phèn

Hình 9: Các món ăn sáng – Phở bò

9.2. Cách làm món phở bò

9.2.1. Sơ chế nguyên liệu:

+ Hành tây bóc vỏ, 1 phần thái lát mỏng, 1 phần thái múi cau. Ngò rí rửa sạch, thái nhỏ. Hành lá để riêng phần đầu hành, phần lá thái nhỏ.

+ Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo. Gói Gia Vị Nấu Nước Dùng: cho quế khô, thảo quả, vỏ quýt, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò vào túi vải, buộc chặt lại.

9.2.2. Tiến hành chế biến

+ Xương ống bò rửa sạch. Cho xương vào chần sơ qua để khử đi mùi hôi. Vớt xương đã chần ra, cho vào khay cùng với gừng, hành tím, hành tây đem đi nướng đến khi xương vàng, lấy xương ra khỏi lò, cho ngay vào thau nước đá.

+ Đun sôi một nồi nước, cho xương bò đã nướng, gói gia vị vừa làm, hành tây, gừng, sả vào nồi nước. Hầm xương khoảng 5 – 6 tiếng. Lưu ý là luộc thịt bắp bò chín thì vớt ra ngay nếu để quá lâu thịt sẽ bị mềm nhũn.

+ Bắc nồi nước dùng đã lọc lên bếp, nêm một ít muối, bột ngọt, hạt nêm, đường phèn sao cho vừa ăn, đun sôi và tắt bếp.

9.2.3. Cách trình bày món ăn: 

Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng. Chần bánh phở, giá và đầu hành qua nước sôi. Cho giá, đầu hành, bánh phở vào tô, xếp thịt bò, hành lá, ngò rí, hành tây, ớt cắt lát rồi chan nước dùng vào.

Zuka

SEO

Post a Comment

Previous Post Next Post